Cảm nhận sự phát triển của Quê hương 1.

Nhớ mật khẩu?
Cảm nhận sự phát triển của Quê hương Spacer10
Diễn đànTrang ChủKiến Thức Học Tập
Cảm nhận sự phát triển của Quê hương Spacer10
https://nguoicathai.forumvi.com
Cảm nhận sự phát triển của Quê hương Spacer10
Cảm nhận sự phát triển của Quê hương Spacer10
Trang ChínhTrang Chính  GalleryGallery  Tìm kiếmTìm kiếm  Latest imagesLatest images  Đăng kýĐăng ký  Đăng NhậpĐăng Nhập  
Cảm nhận sự phát triển của Quê hương Spacer10
Cảm nhận sự phát triển của Quê hương Spacer10
Cảm nhận sự phát triển của Quê hương Spacer10 Cảm nhận sự phát triển của Quê hương Spacer10

Cảm nhận sự phát triển của Quê hương Spacer10
Cảm nhận sự phát triển của Quê hương Spacer10 Cảm nhận sự phát triển của Quê hương Cảm nhận sự phát triển của Quê hương Spacer10
Cảm nhận sự phát triển của Quê hương More10
Cảm nhận sự phát triển của Quê hương Spacer10
Cảm nhận sự phát triển của Quê hương Empty Cảm nhận sự phát triển của Quê hương
by Admin (12-05-2012)
“Nắng nung rẫy cát khoai sùng/ Con ăn lót dạ một vùng quê hương”, đó là những hình ảnh mà nhà thơ Khổng Vĩnh Nguyên đã minh hoạ về sự heo hút, cằn khô, nghèo khó của quê hương anh: xã Cát Hải, huyện Phù Cát, tỉnh Bình Định. Thế nhưng bây giờ, những hình ảnh ấy chỉ còn… trong thơ.
Nhờ chu chuyển mùa vụ hợp lý, cho hiệu quả kinh tế cao đã biến Cát Hải thành 1 vùng đất trù phú. Cát Hải đang được vinh danh là “xã 80 triệu/ha”.
Nhớ cách đây chưa đầy 10 năm, muốn về Cát Hải, từ trung tâm huyện Phù Cát chúng tôi đã phải vượt 20 km đường liên xã, rong ruổi qua Cát Trinh, Cát Tường, Cát Tiến rồi ngoẹo qua con đường đất dài chỉ 10km nhưng “cõng” đến 2 con đèo: Đèo Vĩnh Hội và đèo Tân Thanh. Mà con đường có bằng phẳng gì cho cam, những nơi không phải là “ổ voi” thì ở đó ken đầy đá cục, đá tảng. Về đến trung tâm xã Cát Hải, chiếc xe máy như muốn “bánh đi đằng bánh, khung đi đằng khung”.

Cảm nhận sự phát triển của Quê hương Images78310_T12-1

Bên kia sự xa xôi, gập gềnh ấy là một Cát Hải… hoang vắng với những vùng dân cư thưa thớt. Vừa đặt chân lên Cát Hải, chúng tôi liền được anh bạn làm ở Đài truyền thanh xã “tiếp đón” bằng những “thông số buồn”: Cát Hải có diện tích tự nhiên là 4.387 ha nhưng hầu hết là bãi bồi, bãi cát ven biển rất hoang sơ. Cuộc sống của gần 6.000 nhân khẩu, trong đó có trên 2.000 lao động chủ yếu “tựa” vào… gần 400ha diện tích canh tác mà chủ yếu là đất độc canh cây lúa, năng suất bấp bênh. Đất trồng cây màu không đáng kể và không có nước tưới nên có trồng hiệu quả cũng không cao. Vì nghèo nên dù biển ở sát cạnh mà chẳng mấy ai có khả năng mua sắm tàu thuyền đánh cá. Từ muôn đời nay, món “tài sản” duy nhất của người Cát Hải là… gió và cát!
Chính con đường 640B (Quy Nhơn-Tam Quan) chạy ven biển hình thành vào năm 2005 đã khai thông nhiều bế tắc cho Cát Hải. Con đường này đã nối ốc đảo cát Cát Hải với nhiều địa phương trù phú khác. Tầm nhìn được rộng mở, hệ thống điện cùng lúc cũng được “khai sáng” đã là động lực khiến cho Cát Hải bứt phá. Tiếp đến, từ nguồn vốn CT 135, những công trình thuỷ lợi: Hồ chứa nước Đá Bàn, đập dâng Thanh Hà, tràn xả lũ hồ Tân Thắng được xây dựng đã làm vơi đi cơn khát của vùng cát triền miên đói nước này.
Nước về. Sản xuất nông nghiệp ở Cát Hải nhanh chóng phá vỡ thế độc canh cây lúa. Ông Đặng Thanh Liêm- Bí thư Đảng uỷ xã, phấn khởi: “Ngay từ khi có nước tưới, xã tập trung chuyển những diện tích 1 vụ lúa/năm sang cây màu, chủ yếu là hành và đậu phụng. Không ngờ các loại cây này lại thích hợp với cát nên phát triển tốt và cho hiệu quả kinh tế rất cao, hơn hẳn trồng lúa (năng suất mỗi vụ lúa không quá 45 tạ/ha). Thế là chẳng bao lâu, cây hành và đậu phộng nhanh chóng trở thành cây làm giàu của người Cát Hải”.
Lang thang dọc những cánh đồng xanh um những ruộng hành và đậu phộng, tôi gặp nông dân Nguyễn Thị Sướng ở thôn Chánh Oai đang dùng cuốc dẫn nước. Dưới cái nắng chang chang nhưng nụ cười của bà Sướng vẫn tươi rói: “Quả thiệt cây hành và cây đậu phộng đã “cứu” nông dân chúng tôi. Ngày xưa làm mỗi năm 1 vụ lúa bấp bênh, cái đói đi vào tận giấc ngủ. Từ ngày chuyển sang làm màu, cuộc đời chúng tôi đã khác".
Ông Phan Sĩ Hùng- Phó phòng NN-PTNT huyện Phù Cát minh hoạ cho chúng tôi về sự “chóng mặt” của các loại cây trồng ở Cát Hải: “Vì đất ít người đông nên Cát Hải đã tính toán chu chuyển mùa vụ để tăng hệ số sử dụng đất. Đối với đất trồng lúa vụ ĐX, thu hoạch lúa xong, bà con liền xuống giống đậu vụ xuân hè, thu hoạch đậu xong là trồng ngay vụ hành hè thu. Còn với đất trồng hành vụ ĐX, sau khi thu hoạch hành, bà con xuống ngay giống đậu hoặc mè, thu hoạch xong lại làm tiếp vụ đậu thu đông nữa.
Do hiệu quả các loại cây trồng cạn cao nên bà con đã không ngần ngại đầu tư khoan gần 800 cái giếng để chủ động nước tưới trong cả mùa khô, sản phẩm bán được giá. Ông Hùng không dấu được niềm vui, cho biết thêm: “Hiện tại Cát Hải đang có trên 300 ha có thu nhập đạt trên 80 triệu đồng/năm. Đây có lẽ là xã đầu tiên của tỉnh Bình Định có cánh đồng hiệu quả rộng đến như vậy”.

(Theo Báo Mới)


Các bài khác cùng chuyên mục


No Comment.

Chủ đề liên quan
Cảm nhận sự phát triển của Quê hương Spacer10 Cảm nhận sự phát triển của Quê hương Spacer10
Thời gian:
Diễn đàn phát triển bởi các thành viên Người Cát Hải
Sử dụng phpBB® Version 2.0 nguồn forumotion
Võ Thanh Sang edit Skin by [Phutu]
 
Cảm nhận sự phát triển của Quê hương Spacer10 Quảng cáo : Free forum© phpBB | Free forum support | Statistics | Contribution | Liên hệ | Report an abuse Cảm nhận sự phát triển của Quê hương Spacer10
Free forum | ©phpBB | Free forum support | Báo cáo lạm dụng | Thảo luận mới nhất

Đầu trang
Giữa trang
Cuối trang